logo sun plaza grand world
Kiến TrúcCách bố trí cốt đai trong dầm chuẩn chi tiết nhất hiện...

Cách bố trí cốt đai trong dầm chuẩn chi tiết nhất hiện nay

Cách bố trí cốt đai trong dầm chuẩn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết cách bố trí cốt đai trong dầm chuẩn chi tiết nhất.

Khái niệm cấu tạo của cốt đai

Cốt đai là cốt thép được dùng để chịu lực cắt trong cấu kiện bê tông. Cốt đai có tác dụng kết nối các cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo thành khung cố định, đảm bảo vị ví của các cốt thép khi tiến hành thi công. Tùy thuộc vào yêu cầu của công trình, cốt đai có thể là loại cốt đai hai nhánh, một nhánh hoặc 4 nhánh với đường kính từ 6mm đến 10mm.

Cốt đai cùng với cốt xiên có tác dụng chịu nội lực cắt Q trong dầm, cột. Cốt đai thường có đường kính từ 6mm-8mm có tác dụng cố định, đảm bảo giữ vị trí cột kiên cố trong quá trình thi công.

bo-tri-cot-dai-trong-dam-1

Cốt đai được đặt trong dầm, cột giúp gắn vùng bê tông chịu nén với vùng be tông chịu lực kém nhằm đảm bảo cho tiết diện dầm chịu được momen.

Xem thêm:  Bản vẽ xin phép xây dựng gồm những gì? Giải đáp chi tiết

Bố trí cốt đai trong dầm đúng kỹ thuật giúp tăng khả năng chịu các ứng suất co ngót do thay đổi nhiệt độ, tăng khả năng chịu nén của bê tông, ngăn chặn tình trạng phình dầm, cột.

Có thể thấy, bố trí cốt đai trong dầm, cột, cọc bê tông rất quan trọng, đòi hỏi có sự tính toán cẩn thận, chính xác nhằm giúp dầm, cọc, cột bê tông chịu được lực lớn, đảm bảo an toàn trong thi công.

Hãy cùng tham khảo công thức tính toán cốt đai trong dầm cốt dưới đây để có thêm thông tinh về cách tính toán, bố trí cốt đai trong dầm cột.

Công thức tính toán cốt đai trong dầm cột

Điều kiện khống chế khi tính toán cốt đai trong dầm, cột, cọc chịu lực cắt

Việc tính toán cốt đai phụ thuộc vào lực cắt Q. Trường hợp lực cắt Q<=K1Rkbh0 thì bê tông đủ khả năng chịu lực cắt nên chỉ cần đặt cốt đai theo cấu tạo, không cần tính toán.

Trường hợp nếu lực cắt K1Rkbh0 <=Q<=K0Rnbh0 thì cần phải tính toán đặt cốt đai.

Nếu lực cắt Q>=K0Rkbh0 thì cần tăng tiết diện bê tông hoặc tăng mác bê tông.

  • với cột dầm K1 = 0.6, bản K1 = 0.8
  • K0 = 0.35 với bê tông mác 400 đổ xuống và K0  = 0.3 với bê tông mác 500 và 0.25 với bên tông mác 600
  • Rk, Rn  là cường độ bê tông chịu kéo nén
  • bh0 : chiều rộng và chiều cao tiết diện cấu kiện bê tông dầm, cột
Xem thêm:  Kích thước cột nhà dân dụng đẹp hiện đại bậc nhất hiện nay

bo-tri-cot-dai-trong-dam-2

Cách tính toán cốt đai trong dầm cột

Việc tính toán cốt đai trong dầm cột trong quá trình bố trí đai dầm cần thỏa mãn điều kiện khống chế cốt đai như trên. Ngoài ra, cốt đai còn được xác định bởi đường kính, số nhánh n, khoảng cách u.

Do đó, khoảng cách cốt đai phải thỏa mãn điều kiện

bo-tri-cot-dai-trong-dam-3

Trong đó

Khoảng cách cốt đai tính toán là Utt

bo-tri-cot-dai-trong-dam-4

  • Q : lực cắt
  • Rk, là cường độ bê tông chịu kéo nén
  • Rađ :  cường độ lực kéo thép, n: số nhánh , fđ : diện tích tiết diện thép

Khoảng cách cốt đai lớn nhất theo quy định : Umax

bo-tri-cot-dai-trong-dam-5

Khoảng cách đặt cốt đai theo cấu tạo gọi là Uct

  • Uct = ( 1/2h, 150mm) nếu chiều cao dầm cột h<=450mm
  • Uct = ( 1/3h, 150mm) nếu chiều cao dầm cột h>450mm
  • Ở giữa dầm Uct = ( 3/2h, 500mm) nếu chiều cao dầm cột h>300mm

Cách bố trí cốt đai trong dầm chuẩn chi tiết nhất

Đối với dầm cấu kiện bê tông thường chịu đồng thời lực né, kéo và lực cắt. Do đó việc bố trí cốt đai trong dầm phải đảm bảo các điều kiện Utt, Umax, Uct. Và cốt đai phải đặt thưa hơn ở giữa nhịp và giày hơn ở ¼ nhịp gối.

Với dầm có chiều cao h>=700 thì phải tăng thêm cốt đai tăng cường cùng với cốt giá bổ sung nhằm giữ ổn định cho khung cốt thép, chống co ngót, chống phình.

Cách bố trí cốt đai trong cột

Cột bê tông chủ yếu chịu lực nén và lực kéo, lực cắt Q tác dụng lên thường nhỏ hơn so với điều kiện Q<=K1Rkbh0 nên cốt đai thường được đặt theo cấu tạo như trên.

Xem thêm:  Mặt bằng tổng thể khách sạn và những điều bạn cần biết 2022

Tại vị trí đầu cột, móc cho đến ¼ nhịp cốt đai sẽ được đặt dày hơn còn đoạn giữa thì đặt thưa hơn, nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

bo-tri-cot-dai-trong-dam-6

Cách bố trí cốt đai trong cọc bê tông

Đối với cọc bê tông phải tính toán cốt đai phù hợp để chịu kết cấu tại trọng khi cẩu và lắp đặt, đảm bảo ổn định cho khung bê tông.

Các cốt đai tại vị trí đầu cọc, mũi cọc được đặt dày hơn vì đây là các vị trí chịu tải trọng, lực cắt lớn khi ép cọc.

Hy vọng nội dung bài viết trên đây mang đến nhiều thông tin bổ ích về cách bố trí cốt đai trong dầm. Việc bố trí cốt đai trong dầm, cột, cọc bê tông là yếu tố quan trọng giúp bảo đảm chất lượng dầm, cột. Do vậy, để đảm bảo chất lượng công trình chủ đầu tư nên thuê các đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp để được tư vấn và hoàn thiện công trình với chất lượng tốt nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Nhận tin mới

Get unlimited access to our EXCLUSIVE Content and our archive of subscriber stories.

Nên đọc

Bài viết gần đây

20+ bản vẽ nhà trọ có gác lửng sang trọng cuốn hút nhất 2022

Ở các thành phố lớn thì nhu cầu thuê trọ của người dân rất cao. Vậy nên bản vẽ nhà trọ có gác lửng...

Hồ sơ kiến trúc biệt thự file cad kèm bản vẽ chi tiết đầy đủ

Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu xây dựng nhà ở cũng ngày càng cao. Hồ sơ kiến trúc biệt...

Cách thỉnh phật di lặc về nhà chuẩn phong thủy nhất hiện nay

Phật di lặc, hay còn được gọi một cách thú vị là "phật cười", được coi là biểu tượng của sự hạnh phúc. Ngày...

30+ mẫu nhà ngang 7m 2 tầng đẹp không tì vết nhất hiện nay

Bất cứ ai cũng muốn sở hữu cho mình một ngôi nhà đẹp, ưng ý. Tuy nhiên do kinh phí cũng như một số...
- Advertisement -Newspaper WordPress Theme